Bạn đang có dự định xây một ngôi nhà mới trong năm này nhưng lại chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Chọn đất thế nào, lên chi phí bao nhiêu, tìm nhà thầu ra sao? Đừng hốt hoảng, hãy bỏ túi ngay cẩm nang thi công nhà từ A đến Z mà xây dựng Phú Cường chia sẻ dưới đây.
1. Mua đất xây nhà
Tất nhiên, trước khi thi công xây dựng nhà phố thì phải có một mảnh đất. Bạn hãy cân nhắc yếu tố phong thuỷ ngay từ bước đầu tiên này. Đây cũng là bước rất quan trọng vì lựa chọn một mảnh đất tốt đồng nghĩa với việc ngôi nhà của bạn sẽ có nền tảng vững chắc, đẹp về phong thủy lẫn thiết kế.
Để xác định một mảnh đất có đẹp hay không nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tùy theo tuổi gia chủ mà có thể lựa chọn hướng, vị trí cho phù hợp nhưng nhìn chung một mảnh đất đẹp sẽ đảm bảo các yếu tố sau đây.
- Hướng đất: Tùy theo tuổi gia chủ mà ta có thể chọn hướng co phù hợp. Ví dụ người tuổi Sửu thì nên chọn hướng chính Bắc, hướng Đông Nam lệch về Nam, hướng chính Tây, Người tuổi Tý nên chọn mua nhà đất theo hướng Đông Bắc lệch về Bắc, hướng Tây Nam lệch về Tây, hướng Đông Nam lệch về Đông.
- Hình dạng đất: Nếu bạn đang sở hữu cho mình mảnh đất có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật thì xin chúc mừng, đây được xem là các hình dạng đất rất tốt không chỉ về mặt phong thủy mà nó còn khiến cho thiết kế nhà bạn sau này trở nên dễ dàng và đẹp hơn. Ngoài ra, các mảnh đất vuông vức như vậy tất nhiên sẽ có giá trị, khả năng tăng giá cao và dễ bán hơn là các miếng đất méo mó, "đầu voi đuôi chuột".
- Vị trí: Theo quan điểm phong thủy, một mảnh đất đẹp sẽ sở hữu vị trí tụ khí, nghĩa là đất thấp ở phía trước và cao ở phía sau, được cho là sẽ đem lại cuộc sống ấm no cho gia chủ. Tương tự, mảnh đất có hướng Tây cao, hướng Đông thấp: Sẽ có nhiều phú quý.
- Ngoài ra, còn một số lưu ý các vị trí, hướng đất xấu bạn nên tránh. Bạn có thể tham khảo thêm ở bài viết sau đây: Phong thủy nhà ở: Những điều bạn cần biết khi chọn đất cất nhà
2. Lên kế hoạch chi phí xây nhà
Hãy lên kế hoạch dự trù thật cẩn thận, bởi chi phí xây nhà không phải chỉ là một khoản tiền nhỏ, bạn sẽ không muốn bởi sự bất cẩn mà chi phí đội lên quá nhiều dẫn đến không thể kịp chuẩn bị và xoay xở cho sự thay đổi ấy.
Hãy tính toán ba khoản chi phí sau nếu bạn đang có dự định xây nhà:
• Dự trù chi phí cơ bản: Bao gồm những chi phí cần thiết để hoàn thiện phần cứng ngôi nhà cùng chi phí sơn trong và bên ngoài công trình: Chi phí tư vấn thiết kế + thi công xây dựng + giám sát.
• Ước tính chi phí phát sinh: Không ai có thể chắc chắn rằng sẽ không có các sự cố phát sinh bởi yếu tố bên ngoài dẫn đến tăng thêm chi phí xây dựng, vì vậy để an toàn, bạn hãy dự trù thêm 10 - 30% chi phí cơ bản.
• Chi phí hoàn thiện nội thất: Khoản chi phí này có thể cân nhắc điều chỉnh tuỳ theo sở thích và nhu cầu của gia chủ.
3. Chuẩn bị thủ tục pháp lý
Muốn thi công xây dựng nhà phố, điều đương nhiên đó là bạn phải được sự cho phép về mặt pháp lý. Hãy chắc chắn mảnh đất của bạn đã đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý liên quan như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, loại hình đất phù hợp.
Để xin giấy phép xây dựng, bạn phải chú ý tới ba điều:
• Phù hợp mục đích sử dụng đất theo quy hoạch
• Thiết kế xây dựng hợp quy hoạch
• Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép.
Ở bước này bạn cần một bộ hồ sơ thiết kế do đơn vị tư vấn thiết kế và thi công có tư cách pháp lý chuẩn bị và thực hiện giúp.
4. Nhận tư vấn từ những chuyên gia
Lý do vì sao bạn nên nhận tư vấn từ những chuyên gia, bởi họ là người rõ nhất những yếu tố cần thiết khi xây nên một ngôi nhà. Chọn lựa một đơn vị thi công chuyên nghiệp và chất lượng sẽ cho bạn những lời khuyên về:
• Sự an toàn của ngôi nhà về mặt kết cấu, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi thi công.
• Lựa chọn phong cách nhà sao cho phù hợp với sở thích và những yếu tố khác về không gian, diện tích,...
• Đảm bảo sự hài hoà về nhiều mặt, đảm bảo công năng theo đúng nhu cầu của gia đình.
• Tối ưu hoá chi phí cho ngôi nhà bạn, giảm thiểu những chi phí dư thừa không cần thiết.
5. Lựa chọn vật liệu xây dựng
Không phải gia chủ nào cũng có hiểu biết sâu và rộng về vật liệu xây dựng, nên bạn hãy lựa chọn một nhà thầu trọn gói cho ngôi nhà của bạn. Tuy nhiên hãy lựa chọn những nhà thầu có uy tín, trong quá trình lựa chọn vật liệu xây dựng, dù nhận được tư vấn và lời khuyên từ đơn vị xây dựng, bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm về vật liệu mà họ gợi ý để nhận biết được loại vật liệu đó có thật sự tốt và phù hợp cho nhu cầu của gia đình hay không.6. Thi công phần thô
Xây dựng phần thô chính là tiến hành xây dựng phần móng nhà - khung nhà. Đây là bước giúp định hình, tạo dựng bộ khung, kết cấu cho cả ngôi nhà. Vì thế, bạn cần phải chắc chắn quá trình xây dựng đảm bảo đúng như thiết kế. Nếu như xuất hiện sự sửa đổi cần phải thảo luận trao đổi kỹ với bên thiết kế tránh gây ảnh hưởng đến kết cấu toàn ngôi nhà.7. Xây dựng phần hoàn thiện
Giai đoạn hoàn thiện bao gồm các công việc còn lại sau khi xây dựng khung nhà như trát tường, láng sàn, ốp lát gạch, sơn bả tường, lắp đặt hệ thống kỹ thuật điện, cấp thoát nước, điện thoại, chống sét, ... Hãy lựa chọn các vật liệu tốt, chất lượng, bền với thời gian để đảm bảo sự an toàn cho công trình và đồng thời để ý tới mặt thẩm mỹ, đặc biệt công tác lắp đặt điện, nước.8. Kiểm tra và nghiệm thu
8.1. Kiểm tra:
Việc kiểm tra cần được thực hiện xuyên suốt quá trình thi công xây dựng nhà phố, bao gồm kiểm tra khối lượng, chất lượng vật liệu, vật tư, quy cách, kiểu dáng công trình đúng chuẩn. Sau khi công trình hoàn thiện, chủ nhà nên cùng giám sát và chủ thầu kiểm tra, đối chiếu lại cùng bản vẽ và những nội dung phát sinh thật chi tiết trước khi bàn giao.
8.2. Nghiệm thu
Cần thực hiện nghiệm thu với từng bộ phận và hạng mục công trình theo đúng quy định pháp luật. Các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo.
8.3. Hoàn công:
Đăng nhận xét